Hàng năm, cứ vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 là thời điểm dâu tằm chín rực. Ở miền Bắc, dâu tằm được trồng nhiều ở khu vực bãi bồi ven sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình... Ở miền Nam, dâu được trồng ở Đà Lạt (Lâm Đồng) và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đầu mùa, mỗi cân dâu tằm được bán với giá 30 – 50.000 đồng.
Cứ vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 hàng năm là thời điểm dâu tằm chín rực
Dâu tằm chỉ xuất hiện khoảng 3 – 4 tuần là hết mùa. Quả dâu khi chín có màu đỏ hoặc đen; ăn có vị mềm, chua chua, ngòn ngọt và rất nhiều nước. Lá non của cây có thể dùng làm rau luộc, xào, nấu canh như các loại rau khác.
Quả dâu khi chín có màu đỏ hoặc đen; ăn có vị mềm, chua chua, ngòn ngọt và rất nhiều nước
Ngoài việc là một thứ quả dân dã, ngon miệng; dâu tằm còn có tác dụng tăng sức đề kháng, chữa táo bón và là thức uống giải nhiệt mùa hè rất tốt. Vị chua chua, ngọt ngọt của nước chế từ quả dâu xua tan bao nóng bức những trưa hè ỏi ả.
Vị chua chua, ngọt ngọt của nước chế từ quả dâu xua tan bao nóng bức những trưa hè ỏi ả
Chế biến nước si rô dâu cũng không quá phức tạp. Sau khi mua về, dâu tằm rửa sạch, trộn với đường cát. Cứ một lớp dâu phủ một lớp đường (tỉ lệ khoảng 2kg : 0.8 - 1kg đường). Để dâu 1 ngày cho tan hết đường, lọc lấy nước; đun sôi cho đến khi ra nước màu đỏ sền sệt, tỏa mùi thơm. Bắc xuống bếp để nguội, rồi chắt vào lọ để trong tủ lạnh uống dần. Phần quả dâu có thể đem xay nhuyễn, làm thành mứt thưởng thức cùng bánh mì hoặc làm nguyên liệu chế biến các loại bánh.
Thời điểm chuẩn bị bước vào hè, dâu tằm có mặt trên nhiều tuyến phố của Hà Nội
Là món ăn dân dã, dâu tằm chủ yếu được bán rong khắp các ngả đường.
Mỗi cân dâu tằm được bán với giá 35 – 40.000 đồng/kg.
Quả dâu tằm có nhiều tác dụng đối với sức khỏe vì có chứa nhiều caroten, lượng vitamin C khá cao và axit hữu cơ... giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, dâu tằm còn có thể ngâm đường dùng làm nước uống quanh năm hoặc ngâm rượu, làm mứt…
Trung tâm dạy
nấu ăn tại Hà Nội
0 nhận xét:
Đăng nhận xét