Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Dạo tìm các quán sữa chua Hà Nội

Mỗi quán lại có một hương vị và đặc trưng riêng, nhưng đây đều là những quán sữa chua hút khách ở Hà Nội.
1. Sữa chua hộp - Kim Mã Thượng
Sữa chua hộp - Kim Mã Thượng
Những hộp sữa chua ở đây được làm theo phương thức truyền thống gợi nhớ tuổi thơ của nhiều bạn trẻ Hà Nội. Sữa chua có nhiều hương vị khác nhau như cam, dừa, dâu, bạc hà đựng trong các hộp nhựa có thể ăn tại chỗ hoặc mang đi với giá siêu rẻ.
2. Sữa chua Ông Già Tóc Bạc - 31 Lò Đúc
Sữa chua Ông Già Tóc Bạc - 31 Lò Đúc
Cái tên sữa chua Ông Già Tóc Bạc đã nổi tiếng từ lâu và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Quán phục vụ nhiều món ăn vặt cho teen như kem ốc quế, caramel, nem chua và khoai tây rán... nhưng món được yêu thích nhất phải kể đến sữa chua. Sữa chua của quán đều tự làm và đạt được hương vị thơm ngon và độ mềm xốp hài lòng rất nhiều người thưởng thức, với nhiều hương vị hoa quả đặc biệt như: dâu, ngô, ổi, dứa, đào... làm nên thương hiệu được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt với mức giá khá mềm, quán là lựa chọn hàng đầu cho các bạn teen khi muốn tìm một địa điểm thích hợp để tụ tập, gặp gỡ bạn bè.
3. Sữa chua mít - Bà Triệu
Sữa chua mít - Bà Triệu
Hương vị thơm ngon và mát lạnh kết hợp giữa sữa chua và mít cùng với các nguyên liệu khác như nước cốt dừa, thạch, hạt lựu, hạt é... tạo nên bát sữa chua mít vô cùng quyến rũ, gây nên cơn sốt trong giới trẻ Hà Thành cũng như cả nước. Vì thế mà hầu hết các quán giải khát ở Hà Nội đều có sữa chua mít nhưng có lẽ sữa chua mít 24 Bà Triệu được nhiều bạn trẻ yêu thích và tìm đến thưởng thức nhất. Quán nằm trên vỉa hè, không gian khiêm tốn nhưng sạch bóng, sáng loáng, những bát sữa chua mít khá lớn và có giá cả phải chăng nên quán luôn đông khách. 
4. Sữa chua trân châu - số 9 Hòe Nhai
Sữa chua trân châu - số 9 Hòe Nhai
Nằm trong con ngõ nhỏ ở phố Hòe Nhai, quán sữa chua trân châu nằm trong ngõ số 9 phố Hòe Nhai được nhiều bạn trẻ yêu thích vì vị thơm ngon đặc biệt của trân châu. Sự kết hợp giữa sữa chua cứng, sữa chua mềm, hương vị siro và trân châu được chế biến theo bí quyết riêng làm cho người ăn cảm thấy thú vị, hấp dẫn. Vì thế nên dù quán nhỏ, nằm khá sâu trong ngõ và giá hơi đắt so với túi tiền của nhiều bạn trẻ nhưng vẫn thu hút lượng khách khá lớn.
5. Sữa chua cuộn - Tây Sơn
Sữa chua cuộn - Tây Sơn
Nằm ở ngách 25, ngõ 167 Tây Sơn trong khu tập thể ĐH Công Đoàn, quán có không gian trẻ trung, bày trí sáng tạo, phục vụ các món kem và đặc biệt là sữa chua cuộn, xào hấp dẫn, độc đáo. Vì chủ yếu khách hàng là sinh viên nên giá mềm, nhân viên thân thiện.
6. Sữa chua dẻo - Hàng Than
Sữa chua dẻo - Hàng Than
Nhắc đến sữa chua dẻo, nhiều người nghĩ ngay đến loại “sữa chua kem” mà các cô cậu học trò yêu thích. Đó là loại sữa chua tự làm, không cứng không mềm mà hơi dẻo dẻo, xốp xốp như kem. Sữa chua dẻo của quán này chính là loại đó. Ngoài ra, các loại sữa chua ở đây luôn đi kèm theo hương vị của một loại hoa quả. Có cả một danh sách dài như: cam, xoài, đào, dâu, sầu riêng…
Tùy khẩu vị mà bạn có thể chọn cho mình thứ sữa chua dẻo mang hương hoa quả ưa thích của mình. Bên cạnh đó, còn có một số sự kết hợp độc đáo như sữa chua dẻo cà phê, chocolate, nếp vàng, nếp cẩm… Sữa chua dẻo không quá đặc sắc và độc đáo nhưng trong ngày hè oi bức với cái vị chua chua, mát mát lại xốp như kem, tan nhanh trong miệng rất dễ khiến người ta hài lòng, nhất là với các bạn gái.
Ngoài ra hệ thống cửa hàng Dr Dẻo mở khắp Hà Nội, sữa chua dẻo Phố Cổ 29 Thái Thịnh hoặc quán sữa chua dẻo ở khu Bách Khoa được các bạn sinh viên những trường lân cận rất yêu thích.
7. Sữa chua đậu đỏ - Nguyễn Quý Đức
Sữa chua đậu đỏ - Nguyễn Quý Đức
Nếu ai ở khu vực đường Nguyễn Quý Đức chắc hẳn đều biết quán sữa chua đậu đỏ ngay ngõ đầu tiên bên phía phải đường đi vào. Sữa chua ở đây được chủ quán tự tay làm và gọi là “sữa chua Liên Xô” vì đựng trong chiếc cốc Liên Xô kiểu cũ. Sữa chua được để trong ngăn đá, khá cứng. Đậu đỏ được ninh nhừ, sền sệt, phủ lên trên cốc sữa chua, và từ đây khách hàng bắt đầu công cuộc “đào sữa”. Vị ngọt bùi, mềm của đậu đỏ kết hợp với sữa chua cứng sẽ không còn quá lạnh, vị chua cũng được thanh giảm đi rất nhiều tạo nên một biến tấu mới rất hấp dẫn, mà nếu bạn ăn một lần nhất định sẽ muốn ăn thêm lần sau nữa.
7. Sữa chua vẽ Duy Trí - Yên Phụ
Sữa chua vẽ Duy Trí - Yên Phụ
Nằm gần Hồ Tây và mang phong thái giống với café phố cổ, Duy Trí không hề kém cạnh so với cà phê Giảng hay Đinh, với hạt cà phê được xay trực tiếp nên vẫn giữ được hương vị tươi mới, thơm ngon. Nếu coi cà phê là tông màu chủ đạo trong bức chân dung của quán thì sữa chua vẽ chính là điểm nhấn của bức tranh ấy. Sữa chua dẻo được trải thêm một lớp bông cà phê thật dày. Trên bề mặt là những hình vẽ bé xinh xắn, đáng yêu được vẽ một cách khéo léo từ sữa đặc: trái tim, ngôi sao, nụ cười hay một nụ hồng chúm chím… 
8. Sữa chua ca cao - 80 Hàng Nón
Sữa chua ca cao - 80 Hàng Nón
Thực ra địa chỉ này vốn là một quán cà phê, với món ca cao được nhiều người yêu thích. Chủ quán là người đã nghĩ ra cách kết hợp sữa chua và ca cao, sáng tạo nên món sữa chua ngon tuyệt được khá nhiều người yêu thích. Sữa chua được làm thành từng viên, ngon và độc đáo, phía trên rắc bột ca cao, có hương vị riêng biệt, và đã dần tạo nên thương hiệu riêng.
9. Sữa chua dẻo trái cây - Tây Sơn
Sữa chua dẻo trái cây - Tây Sơn
Sữa chua dẻo được trộn với các loại trái cây tùy thích theo thực khách như mít, chuối, xoài, ... ăn hấp dẫn hơn hẳn sữa chua trái cây bình thường. Quán này nằm ở 446 Tây Sơn, không gian thoải mái, thoáng mát, menu đa dạng, phong phú và có nhận giao hàng tận nơi.
10. Sữa chua đùi gà - Hà Đông
Sữa chua đùi gà - Hà Đông
Những người ở khu Hà Đông thì chắc chắn sẽ biết quán sữa chua nổi tiếng từ rất lâu này. Quán chuyên bán các món ăn vặt, đặc biệt là món sữa chua tự làm ăn kèm với quẩy đùi gà rất hấp dẫn. Tìm đến 106 Bế Văn Đàn, Hà Đông để thử ngay nhé.
Dạy nấu ăn, Trung tâm dạy nấu ăn

Cách sử dụng đũa của người Nhật

Dưới đây là một số nguyên tắc mà người Nhật dùng đũa.
1. Cầm đũa một cách chính xác
Cầm đũa để gắp thức ăn là hành động đơn giản nhưng làm sao cho đúng "chuẩn" lại không dễ dàng. Nhiều du khách thừa nhận phải mất thời gian và thực sự kiên nhẫn mới học được cách cầm đũa theo chuẩn người Nhật.
Nguyên tắc dùng đũa của người Nhật
Đây là các cầm đũa đúng chuẩn của người Nhật
2. Không gắp thức ăn lên thẳng miệng
Nhiều người có thói quen dùng đũa gắp thức ăn từ bát, đĩa chung trên bàn ăn sau đó đưa thẳng vào miệng. Nhưng với người Nhật, họ sẽ gắp thức ăn vào bát trước, tiếp theo mới đưa lên miệng và nhai.
3. Sử dụng gác đũa
Sau khi ăn xong, người Nhật sẽ để đũa lên chiếc gác thay vì đặt xuống bàn. Ngoài ra, bạn cũng không nên để chéo đũa, điều này liên tưởng đến tư thế nằm của người chết.
4. Không dùng đũa để bới tung đĩa ăn
Nhất là khi bạn đang ăn uống trên bàn tiệc, điều này sẽ bị đánh giá là tham ăn và bất lịch sự. Ngoài ra, bạn cũng không nên nhúng đũa vào bát súp vì nó gợi cảm giác đang cố gắng làm sạch chúng cũng như thiếu tin tưởng độ cẩn thận của những người rửa bát.
Nguyên tắc dùng đũa của người Nhật 1
Người Nhật sử dụng khá nhiều đũa trong các bữa ăn hàng ngày
5. Không liếm đầu đũa
Liếm, mút đầu đũa khi đang ăn là một trong những quy tắc ăn uống mà người Nhật luôn nhắc mình không được phép phạm phải.
6. Không đấu đầu đũa
Bạn không nên đấu đũa khi gắp hay nhận thức ăn từ người khác. Lý do là nó liên tưởng đến hành động đưa xương của người hỏa táng vào các bình tro cốt.
Nguyên tắc dùng đũa của người Nhật 2
Khi không sử dụng nữa, bạn nên đặt đũa ngay ngắn lên chiếc gác
7. Không dùng đũa như một món đồ chơi
Đũa là dùng để gắp thức ăn, không nên sử dụng vào mục đích khác hay nghịch ngợm chúng. Bạn cũng không nên chà sát các chiếc đũa vào nhau sau khi đã tách ra. Người Nhật sẽ nghĩ bạn coi đũa là thứ rẻ tiền.
8. Không đưa đũa liên tục qua các món ăn
Bạn không nên cầm đũa đu đưa qua lại trên các đĩa thức ăn với suy nghĩ chọn món trước khi gắp. Điều này bị coi là một hành động tham lam.

Những món bánh mì kẹp nổi tiếng thế giới

Trong top 12 loại bánh mì kẹp được bình chọn này, bánh mì Việt Nam cũng vinh dự được lọt top.
1. Bocadillo - Tây Ban Nha
Bocadillo - Tây Ban Nha
Bánh mỳ baguette kẹp phô mai, trứng và khoai tây là món ăn sáng yêu thích của người Tây Ban Nha.
2. Arepa - Venezuela
Arepa - Venezuela
Những loại bánh sandwich ở Venezuela luôn được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Các loại nhân hay gặp như thịt bò băm nhỏ, đậu đen, thịt gà, pho mát hoặc bơ.
3. Croque Madame - Pháp
Croque Madame - Pháp
Món sandwich truyền thông của Pháp gồm lát bánh mỳ nướng với phô mai kèm trứng ốp la.
4. Bánh mỳ - Việt Nam
Bánh mỳ - Việt Nam
Bánh mì kẹp của Việt Nam thường được cho rất nhiều thịt heo, giò, chả, patê, hoặc trứng chiên với cà rốt ngâm, dưa chuột, rau mùi và tương ớt.
5. Sandwich thịt hun khói - Canada
Sandwich thịt hun khói - Canada
Ở Canada người ta chuộng nhất là bánh mỳ lúa mạch đen kẹp với thịt bò hun khói rưới mù tạt vàng.
6. Doner Kebab - Thổ Nhĩ Kỳ
Doner Kebab - Thổ Nhĩ Kỳ
Thịt heo quay thái thật mỏng cùng với bắp cải tím, hành tây, cà chua, tương ớt, rau thơm là phần nhân của chiếc bánh kẹp đặc trưng tại Thổ Nhĩ Kỳ.
7. Vada Pav - Ấn Độ
Vada Pav - Ấn Độ
Ấn Độ phát minh ra kiểu bánh này để phục vụ những người ăn chay với thành phần chính là bột khoai tây, rau, chấm cùng nước sốt dừa, me, tỏi.
8. Smorrebrod - Đan Mạch
Smorrebrod - Đan Mạch
Các lát bánh mỳ lúa mạch đen được phủ bởi hải sản như cá trích ngâm, cá hồi hun khói hay tôm, trang trí dưa chuột muối, trứng luộc, hành tây và lát chanh là loại bánh sandwich bắt mắt của Đan Mạch.
9. Katsu Sando - Nhật Bản
Katsu Sando - Nhật Bản
Tuy không phải là món ăn kiểu Nhật điển hình nhưng thịt thăn heo chiên kẹp với bắp cải thái nhỏ vào lát bánh mỳ trắng vẫn được rất nhiều du khách mê tít khi tới đất nước mặt trời mọc.
10. Torta - Mexico
Torta - Mexico
Món bánh này có thể ăn nóng hoặc nguội, thường bao gồm thịt heo, đậu chiên, sốt bơ kem, rau...
11. Zapiekanki - Ba Lan
Zapiekanki - Ba Lan
Thức ăn đường phố nổi tiếng của Ba Lan chính là món bánh baguette cắt lát kẹp nấm xào, phô mai và rất nhiều nước sốt cà chua.
12. Sandwich bơ đậu phộng và mứt - Mỹ
Sandwich bơ đậu phộng và mứt - Mỹ
Tuy đơn giản nhưng cực kỳ ngon cho những ai từng thưởng thức loại bánh sandwich ngọt này của Mỹ kèm một cốc sữa tràn đầy năng lượng.
Dạy nấu ăn, Trung tâm dạy nấu ăn

Những món đăc sản nguy hiểm của người Việt

Những món ăn vốn dĩ được những người Việt yêu thích nhưng tiềm ẩn nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Tiết canh
Tiết canh
Tiết canh là món ăn chỉ có duy nhất ở Việt Nam, dẫu đây là món ăn truyền thống được nhiều người ưa chuộng nhưng cũng đã có không ít người rước họa vào thân vì ăn tiết canh.
Tiết canh bản chất là tiết sống mang rất nhiều mầm bệnh, nếu con vật mắc bệnh thì nguồn tiết chắc chắc cũng chứa các sinh vật gây bệnh. Các bệnh dễ gặp khi ăn tiết canh là liên cầu lợn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não mô cầu, giun, sán...
2. Nem chua
Nem chua
Nem chua là một trong những món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi mùi vị đặc biệt.Nem chua được làm từ thịt lợn sống, trộn với thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được.
Tuy nhiên, vì là món ăn làm từ thịt lợn, lại không qua chế biến chín nên nem chua có thể bị lây nhiễm liên cầu lợn.
3. Cóc
Cóc
Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng, da cóc, 1-2 giờ sau khi ăn, các độc tố này gây ra các triệu chứng nổi bật cho người bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tử vong chỉ sau 3- 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời tại các Khoa Cấp cứu và Hồi sức Chống độc.
4. Cá nóc
Cá nóc
Cá nóc nổi tiếng là loài cá độc, nhưng không ít người Việt vẫn liều ăn loài cá có thịt ngon tuyệt này để rồi phải trả giá bằng cả tính mạng.
Sau khi ăn các thực phẩm biển trên, người bệnh chỉ sau 10- 15 phút cảm thấy tê lưỡi, họng, môi, mặt, yếu vận động các chi, khó thở do liệt các cơ hô hấp, tím, tụt huyết áp và ngừng thở dẫn đến tử vong, đó là tác dụng của độc tố tetrodotoxin có trong thực phẩm, độc tố này rất bền vững, không bị phá hủy bởi nhiệt độ, vì vậy kể cả kho, rán, hay khô, sấy cá nóc đều bị ngộ độc.
5. Cháo ấu tẩu
Cháo ấu tẩu
Củ ấu tẩu có thể dễ dàng tìm thấy ở một vài tỉnh vùng cao miền Bắc như Cao Bằng, Lào Cai...Thông thường, ấu tẩu được ngâm rượu để dùng xoa bóp xương khớp nhưng một số người lại dùng ấu tẩu để nấu cháo. Nếu ấu tẩu không ninh đủ thời gian rất dễ gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. 
Trong củ ấu tầu có độc tố là aconitin rất độc, ngay sau khi ăn, uống chỉ cần một ngụm nhỏ người bệnh thấy ngay cảm giác tê lưỡi, mất cảm giác ở đầu lưỡi, họng, mặt rồi đến các chi, tiếp theo là cảm giác buồn nôn, co giật cơ, rối loạn nhịp tim, trống ngực và khó thở, thở khò khè rồi ngừng thở và tử vong nhanh.
6. Con ba ba
Con ba ba
Ba ba là một món cao lương mỹ vị tại các nhà hàng Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ được ăn thịt những con còn sống, khỏe mạnh. Ba ba chết có nguy cơ gây ngộ độc rất lớn do cơ thể chúng lúc này sản sinh ra độc tố Histamine, có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhiều và không cấp cứu kịp thời.
7. Bọ xít, ve sầu
Bọ xít, ve sầu
Các loài côn trùng như dế, ve, nhộng sầu, đuông dừa… từ lâu vẫn được coi là những món ăn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại côn trùng này có thể bị nhiễm nấm độc kí sinh, người ăn phải sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hôn mê và dẫn đến tử vong.
8. Sứa
Sứa
Tại Việt Nam, sứa biển được sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như gỏi, nộm, lẩu, canh, bún. Tuy nhiên ăn sứa vào mùa chúng sinh sản rất nguy hiểm. Mùa xuân - hè là thời điểm sinh sản của sứa biển, nên chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Sứa phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, thịt sứa sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt. Khi đó mới đem chế biến làm thức ăn. 
9. Con so
Con so
Con sam là một đặc sản biển rất độc đáo và bổ dưỡng. Nhưng nếu người chế biến nhầm lẫn chúng với con so – có hình dạng rất giống sam nhưng nhỏ hơn – thì hậu quả sẽ rất khó lường, bởi trứng và thịt so rất độc. Đã có nhiều trường hợp tử vong do ăn thịt so vì nhầm với con sam.
10. Măng tươi
Măng tươi
Trong măng tươi có chứa hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Mỗi kg măng củ có chứa khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai trẻ em hơn một tuổi. 


Những quán cafe phim đẹp ở Sài Gòn

DƯới đây là các địa chỉ cho những người mê phim  có thể ghé chân để thưởng thức những bộ  phim kinh điển.
1. Nhà hàng Đường Bá Hổ- Bộ bộ kinh tâm khuynh tình
Nhà hàng Đường Bá Hổ
Mang đậm phong cách Trung hoa giữa lòng Sài Gòn, nhà hàng Đường Bá Hổ Dessert tọa lạc trên đường Lê Văn Sỹ Q.3 đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của những tín đồ ẩm thực, bởi sự mới lạ và phá cách ngay từ tên gọi, các món ăn, không gian quán cho đến cung cách phục vụ với tông đỏ, đèn lồng treo cao, cửa Tam Quan, nhân viên diện trang phục tiểu nhị...
 Tây môn bắc lộ
 Các món chè tại đây không chỉ gắn với những môn phái, chiêu thức, danh xưng thường thấy trong thể loại này như Hắc bạch lưỡng đạo, Dương chi kim lộ, Dạ minh châu... Tên các bộ phim như Bảng phong thần, Bộ bộ kinh tâm, Tứ đại tài tử… mà còn có cả tên của một món thuốc mê có mặt trong tất cả các bộ phim thuộc thể loại này: Thập hương nhuyễn cân tán.
Điểm cộng: quán đẹp, các món ăn rất bắt mắt
Điểm trừ: giá tương đối khá cao so với túi tiền của teen nhưng bù lại chất lượng ổn, tiền nào của đó
Địa chỉ: Nhà hàng Đường Bá Hổ, 185 Võ Văn Tần, P.14, Q. 3;
 721 Nguyễn Trãi, P. 11, Q. 5; 400B Lê Văn Sỹ, P. 14, Q. 3.
2. Thủy Tinh Trà Sữa - Lãnh Binh Thăng, xứ sở alice
Thủy Tinh Trà Sữa
Bộ phim hoạt hình 3D chiếm trọn cảm tình của triệu triệu khán giả trên toàn thế giới. "Alice ở xứ sở thần tiên” đã tạo ra rất nhiều xu hướng ý tưởng trong đó là các vật dụng bị đảo ngược. Năm bắt ý tưởng thiết kế đó Quán Trà sữa Thủy Tinh Lãnh Binh Thăng (q.11) luôn hút khách và chật kín vào giờ cao điểm.
 Quán được thiết kế khá sát với khung cảnh “Đảo thần tiên” tạo cho mọi người cảm giác như chính mình là Alice khá thú vị. Điểm nổi bật là các trang bị nội thất như bàn ghế, đàn piano...đều được chủ quán đính lên trần nhà, khiến thực khách như ngồi trong một không gian đảo ngược. Nếu bạn là một tín đồ của chụp ảnh, bạn có thể khéo léo chọn góc chụp để tạo nên một bức ảnh như đang lơ lửng ngoài không gian vũ trụ khi tất cả các vật dụng đều đảo ngược, còn bạn thì đang “bay bổng” trong không gian rộng 8-15m2
Trà Sữa Thủy Tinh
Ở Trà Sữa Thủy Tinh còn có bán các loại thức ăn nhanh với hương vị độc đáo như: Mì xào bò, mì xào trứng, nui xào bò, nui xào trứng, khoai tây chiên, cá viên, bò viên, tôm viên,... hay  cafe, sinh tố, với giá mềm để đảm bảo làm hài lòng các thực khách
 Điểm cộng: có không gian chụp ảnh rất dễ thương, sáng tạo, thức ăn giá vừa tầm 12.000 - 22.000
Điểm trừ: không gian quán tương đối hẹp nên vào giờ cao điểm đông khó có chỗ tốt
Địa chỉ: 191 Lãnh Binh Thăng, Phường 12, Quận 11, TP HCM
3.  Cafe Thị Trấn 3 Cây Chổi- Thế giới phù thủy giữa lòng Sài Gòn
Cafe Thị Trấn 3 Cây Chổi 1
Cafe Thị Trấn 3 Cây Chổi sở hữu một thiết kế đậm chất trung cổ châu Âu, một nét huyền bí ma thuật theo ý tưởng của bộ truyện Harry Potter và những dịch vụ giải trí khác lạ khá hấp dẫn.
Với gam màu nâu trầm của gỗ thông, quán năm ở vị trí không quá nổi bật, thậm chí nếu đến đây lần đầu không có chủ đích tìm kiếm thì khách đi ngang rất khó lòng nhận ra Thị trấn Ba Cây Chổi - một quán cà phê được thiết kế như tòa lâu đài sừng sững trong bóng tối. 
Tạo ấn tượng ngay từ đầu với khách hàng là bức tường gỗ bên ngoài giống như một ngôi nhà trên cây. Quán cafe thị trấn Ba Cây Chổi gợi lên sự tò mò cho khách từ chiếc cầu thang gỗ, tường gỗ với ánh sáng mờ ảo, những con búp bê vải, hộp sọ, lồng chim và các màng lưới nhện…
Vào bên trong Cafe Thị Trấn Ba Cây Chổi, ngày khi bước vào cửa, khách hàng sẽ được các yêu tinh xinh xắn chào đón và đưa đi tham quan thị trấn 1 vòng. Một chiếc bản đồ thị trấn sẽ được gia tinh hoặc nàng tiên trao đến tận tay mọi người, trên đó vẽ rõ những khu vực lắt léo như mê cung để bắt đầu làm quen với những cái tên kỳ lạ trong quán như giếng Ảo Vọng, xưởng bánh Bà Núc Ních, rừng Run Rẩy, xóm Cú Trọc hay trường pháp sư Râu Xoắn..
Cafe Thị Trấn 3 Cây Chổi
 Khuôn viên của Thị trấn Ba Cây Chổi rộng khoảng 700 - 800 m2 với tổng cộng 4 tầng. Ngay cửa ra vào là một bức tượng gia tinh đứng trên miệng giếng, nhiều người thường ném đồng kybo (đơn vị tiền tệ phải đổi tại thị trấn) xuống nước với mong muốn ước mơ thành sự thật. Kế đó là không gian để làm bánh, nơi thực khách được tư vấn và tự tay nhào bột để cho ra hơn 20 loại bánh thơm khác nhau. Ngoài ra còn nhiều khu vực có chức năng khác nhau như xưởng mộc, làm đồ thủ công, chế tác búp bê gỗ... 
Tên thức uống và đồ ăn của quán cũng không rất ú ám như  bọ lổn nhổn, bùn tím tái, kem tuyết mất ngủ….với giá từ 40.000 đến 60.000
Điểm cộng: không gian tách biệt quá tuyệt vời giữa lòng thành phố hiện đại, đi càng đông càng vui, nhân viên phục vụ tận tình hướng dẫn khách hòa vào cốt truyện. 
Điểm trừ: quán đông khách nên khá ồn
Địa chỉ: 141 Phan Xích Long – Phường 7 – Quận Phú Nhuận – Tp.HCM
 61 Hồ Xuân Hương - Phường 6 - Quận 3 - Tp.HCM
4. Country House Cafe – xứ sở của Đôn-ki-hô-tê
Country House Cafe
Country House, một quán café với kiểu kiến trúc phương Tây. Quán mang đậm phong cách nông thôn Hà Lan với hàng rào gỗ sơn trắng, với ngôi nhà gỗ trên cao, với dây leo quấn quýt ô cửa rộng, cối xay gió, dòng suối uốn lượn, thảm cỏ trải dài, muôn hoa khoe sắc, với bức tranh những chú bò sữa yên bình trên cánh đồng cỏ…
Country House  khá rộng, được chia thành nhiều khu với nhiều tiểu cảnh khác nhau. Không khí mát mẻ và thu hút rất nhiều thực khách, được giới trẻ đánh giá rất cao từ cách bài trí, thức uống, cho đến cung cách phục vụ.
Mỗi không gian ở đây lại cho khách một cảm giác khác nhau từ thoáng đãng đến ấm cúng. Đặc biệt nhất là Country House có cả một khu nhà bằng mô hình nằm bên trên thác nước. Khu vực phòng lạnh của quán cũng khá đặc biệt với lối vào có hình mái vòm tròn, bên trong là các dãy bàn với ghế salông hoa văn đủ màu sắc.
Country House Cafe
Điểm cộng: khung cảnh chụp hình lý tưởng cho những bạn mê nhiếp ảnh, có thể selfie, chụp nghệ thuật, lưu niệm đều đẹp
Điểm trừ: Quán phục vụ thức ăn khá lâu
Địa chỉ: 18C Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh


Hương vị lạ mang tên Bún cá thố

Ngoài những chén cơm trắng với canh chua, bạn có thể nếm thử món "lạ với dân Sài Gòn, nhưng quen với người miền tây" mang tên bún cá thố. 
Sài Gòn là nơi tập trung, giao thoa văn hóa ẩm thực của cả nước. Chịu khó tìm kiếm, bạn sẽ thấy món ngon của các vùng miền đều được bán ở thành phố này. Những nơi đó có thể bình dân hoặc sang trọng, nhưng đa phần đều giữ được hương vị đặc trưng. 
Ngoài những chén cơm trắng với canh chua, bạn có thể nếm thử món "lạ với dân Sài Gòn, nhưng quen với người miền tây" mang tên bún cá thố. 
Buổi chiều Sài Gòn thưởng thức bún cá thố
Bún cá thố thường ăn kèm rau đắng. Món này thích hợp ăn vào buổi chiều trời mát ở Sài Gòn. Bạn có thể thưởng thức ở quán bình dân trên đường Lâm Văn Bền, quận 7
Thay vì những chiếc tô truyền thống, bún cá đặt trong thố đen đậy nắp, bên trong, nước lèo vẫn còn sôi nhè nhẹ. Do đó, thực khách không nên chủ động đưa tay đỡ khi món được dọn đến.
Lúc mở nắp, một làn khói trắng bốc lên nghi ngút, theo đó là mùi thơm lan tỏa. Bún cá đặt trong thố để đảm bảo giữ nhiệt tốt, lúc nào cũng nóng hổi.
Nguyên liệu để chế biến món này cũng không quá xa lạ, gồm cá, tôm, thịt, nước lèo và bún tươi. Riêng nước lèo được hầm từ xương, nước dừa, ngải bún và không có hương vị của mắm. 
Bún cá thố được ăn kèm rau đắng và giá. Bạn chỉ cần cho tất cả vào thố, vắt thêm chanh (nếu cần) và thưởng thức cùng một chén nước mắm ớt để chấm cá, tôm, thịt. Giá một thố là 30.000 đồng. Ngoài bún cá, bạn có thể thử cháo cá rau đắng với giá 25.000 đồng.


Bánh cuốn Tây Sơn, món ngon đất Bình Định

Bánh cuốn Tây Sơn là món ăn bạn không nên bỏ que khi đến với vùng đất võ Bình Định.
Theo lời kể của những người lớn tuổi ở thị trấn Phú Phong (Bình Định), ban đầu, bánh cuốn Tây Sơn không phải được cuốn với thịt nướng, nem, chả, trứng, đậu..., khi đó người ta cuốn bánh tráng với cơm nguội, ăn chống đói. Cuốn bánh cơm nguội, chắt theo ít nước mắm là bữa ăn mang theo ra đồng của người nông dân. Sáng, trưa, chiều tối, cuốn bánh là bữa ăn trên đồng cạn, dưới đồng sâu.
Về Bình Định đừng quên ăn bánh cuốn Tây Sơn
Nguyên liệu thường thấy trong mỗi cuốn bánh ở Tây Sơn, tùy theo quán mà mỗi nơi có thể thêm bớt một số nguyên liệu
Người dân Tây Sơn có tục, hễ nhà có tiệc hỉ, giỗ chạp… là có cuốn bánh mang về. Dĩ nhiên cuốn bánh này đã ngon hơn, khi có thịt, có trứng, có rau… trong tiệc được dành cuốn mang về cho những người ở nhà. “Hồi đó, nhà nào cũng làm bánh tráng, ăn trên đồng, ăn trong tiệc, ăn vặt… và đặc biệt là vào những ngày giỗ chạp, cưới hỏi. Tùy vào đám tiệc, vào lượng khách mà nhà chủ dành thời gian tráng bánh. Mời nhà nào phải nhớ nhà đó có bao nhiêu người để biết dành gói cuốn mang về”, cô Trần Thị Loan (thị trấn Phú Phong, Tây Sơn) kể lại.
Về Bình Định đừng quên ăn bánh cuốn Tây Sơn 1
Nước chấm làm nên sức hấp dẫn cho bánh cuốn
Bây giờ, bánh cuốn Tây Sơn không còn là cuốn bánh gói cơm nguội, thứ nhân trong ấy đã thay bằng thịt xiên nướng, trứng vịt, nem chả và các loại rau. Cuốn bánh vẫn là món quà quê mang về trong dịp cưới hỏi, giỗ chạp và hơn thế bánh cuốn Tây Sơn trở thành món truyền thống của người dân địa phương.
Lên Tây Sơn, du khách sau khi thăm thú các di tích, danh lam thắng cảnh, có thể thưởng thức nhiều đặc sản vùng quê theo mùa như chim mía, cá niên, gié bò và dĩ nhiên là không thể bỏ qua cuốn bánh Tây Sơn. Lâu đời nhất tại đây là quán bánh cuốn Năm Mận (81 Quang Trung, thị trấn Phú Phong). Một cuốn bánh ở quán Năm Mận gồm 9 nguyên liệu: bánh tráng cuốn, rau sống, đậu hũ chiên, chả ram, nem nướng, chả, nem chua, trứng vịt luộc, xiên thịt bò nướng. Khách có thể cuốn theo nguyên liệu tự chọn, giá một cuốn tự chọn là 25.000 đồng/cuốn, cuốn bình thường có giá 15.000 đồng/cuốn.
Về Bình Định đừng quên ăn bánh cuốn Tây Sơn 2
Về Bình Định đừng quên ăn bánh cuốn Tây Sơn 3
Khách có thể tùy thích chọn nguyên liệu, ăn đến đâu cuốn đến đấy
Để nguyên liệu ngon, khi khách đến quán thì chủ quán mới nướng thịt, nem chua, chiên chả ram… Bánh tráng nhúng tùy theo thực khách, muốn ăn chơi nhúng 1 cái, muốn ăn no nhúng 2 cái cuốn bánh dày hơn, ăn no và chắc bụng hơn.
Ngoài quán bánh cuốn Năm Mận, từ thị trấn Phú Phong đi thêm chừng 6km tới thôn Trung Sơn, xã Tây Thuận (Tây Sơn) là quán bánh cuốn Cô Tâm. Quán nhỏ, không bảng hiệu nhưng là quán quen của khách trong xã, huyện và hành khách trên những chuyến xe lưu thông trên QL 19. Nguyên liệu cuốn bánh ở quán Cô Tâm có 5 thứ: rau, thịt xiên nướng, trứng, chả ram, bánh tráng, giá mỗi cuốn 10.000 đồng. “Nguyên liệu ít hay nhiều tùy vào nhu cầu và giá cả. Chất lượng nguyên liệu giống, ngon hay không còn nhờ nước chấm. Nước mắm, chanh, ớt, tỏi, đường… và đặc biệt là đậu phộng rang xay nhuyễn là bí quyết pha nước chấm của tôi”, chủ quán Hoàng Thị Tâm chia sẻ.
Nhan nau co

Du lịch Đà Lạt qua những món ăn

Mảnh đất Đà Lạt mộng mơ, không chỉ khiến du khách lưu luyến với cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời mà còn bởi những món ăn ngon như bún bò Huế, bánh mì xíu mại...
1. Bún bò H​uế
Bún bò H​uế
Gắn liền tên tuổi với xứ Huế nhưng bún bò vẫn là lựa chọn phổ biến của nhiều người địa phương lẫn du khách ghé thăm thành phố Đà Lạt. Tô bún bò có chân giò lớn, da heo xếp như củ hành tây trông khá lạ mắt. Thực khách ăn xong thường uống thêm ly trà nóng. Bạn có thể thưởng thức món này vào buổi sáng sớm ở tiệm Thiên Trang trên phố Hồ Tùng Mậu. Giá một tô 30.000 đồng.
2. Bánh mì xíu mại
Bánh mì xíu mại
Viên xíu mại nóng, mềm, nước súp đậm đà nên khi quét bánh mì vào ăn, cơ thể như ấm dần lên giữa tiết trời se lạnh. Bạn có thể thưởng thức món bánh mì xíu mại ở tiệm bánh mì Liên Hoa, Hoàng Diệu hoặc quán nhỏ trên đường Tăng Bạt Hổ... Giá mỗi chén là 20.000 đồng.
3. Thịt, hải sản và ​xiên nướng
Thịt, hải sản và ​xiên nướng
Những đĩa thịt và hải sản được ướp đậm đà với gia vị, tỏa mùi thơm ngát cùng tiếng "xèo" khi đặt lên lò nướng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn các xiên que nướng trực tiếp trên đường phố Đà Lạt. Giá thịt và hải sản từ 80.000 đến 120.000 đồng một đĩa, xiên nướng từ 5.000 đến 10.000 đồng một que. Ảnh: Hải Âu.
4. Bánh ướt lòng ​gà
Bánh ướt lòng ​gà
Một phần sẽ gồm bánh ướt, lòng gà, heo, rau, bánh dày chiên và nước mắm. Thịt gà sử dụng trong món này dai, bánh nóng hổi nhưng khi đem ra, bạn cần ăn liền vì trời lạnh nên mau nguội. Giá một đĩa là 30.000 đồng. Ngoài ra, bạn có thể thử gỏi gà hoặc cháo gà khi đến quán Trang trên đường Tăng Bạt Hổ. Chú ý đến sớm tầm 16 - 17h vì quán bán rất mau hết. Ảnh: foody.
5. Nem nư​ớng
Nem nư​ớng
Cũng như bún bò Huế, nem nướng nổi tiếng tại Nha Trang nhưng nhiều người vẫn rủ nhau đi ăn món này ở quán Bà Hùng trên đường Phan Đình Phùng khi đến Đà Lạt. Khách đến quán chỉ cần ngồi xuống, trong tích tắc, món ăn sẽ được dọn ra. Giá ở đây là 40.000 đồng một phần, nem nướng ăn kèm rau sống tươi, cuốn bánh tráng và chấm nước mắm đậu phộng. Ảnh: Phạm Nhật Thắng
6. Ch​è
Ch​è
Quán được nhiều người truyền miệng rủ đi ăn ở Đà Lạt là chè Hé trên đường 3 tháng 2. Tuy quán luôn mở cửa he hé chứ không rộng ra nhưng lúc nào cũng đông khách. Chè nóng có giá 6.000 đồng và 11.000 đồng cho chè đá. Có 3 loại chè để bạn thử là trôi nước, chè bắp hoặc chè đậu. Ảnh: Vân Anh
Bánh tráng nướ​ng
Đà Lạt nổi tiếng với bánh tráng nướng và bạn có thể tìm thấy món này ở nhiều chỗ như chợ Đà Lạt, dọc hồ Xuân Hương... Tuy nhiên, những hàng bánh tráng ngon lại nằm trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Trỗi. 
Cứ tầm sau 17h, nơi đây lại đông khách ngồi quay quần chờ đến lượt. Phương châm của người bán là "tới trước phục vụ trước" và gọi 5 cái thì sẽ bán hết 5 cái rồi mới chuyển sang vị khách tiếp theo. Ảnh: Tường Ý.
8. Kem bơ
Kem bơ
Đến Đà Lạt vào mùa này, bạn nên thử món kem bơ. Những trái bơ dẻo được xay mịn, nhuyễn, sánh đặc, cho thêm viên kem dừa phía trên và một chút sầu riêng (nếu khách yêu cầu). Nổi tiếng Đà Lạt phải kể đến kem bơ Thanh Thảo, đường Nguyễn Văn Trỗi. Một ly giá 15.000 đồng. Bạn có thể đánh đều lên rồi thưởng thức hoặc múc từng muỗng bơ và xắn kem ăn cùng để cảm nhận rõ vị ngon. Ảnh: Minh Sang Phạm.
9. Bánh ngọt và sữa đậu nành
Bánh ngọt và sữa đậu nành
Sữa có vị thơm, đậm đặc và ngọt vừa phải. Ngoài sữa đậu nành, bạn có thể thay thế bằng sữa đậu xanh, đậu phộng hoặc sữa bắp, mè đen. Đi dọc con đường Tăng Bạt Hổ, bạn sẽ thấy một tiệm sữa đậu nành tấp nập khách ngồi, mở cửa từ 17h đến 24h. Giá mỗi ly chỉ có 6.000 đồng cho đậu nành nóng và 7.000 đồng nếu dùng đậu nành đá. 

 
Iphone 6s plus | iphone 6s cũ
Trung tâm dạy nấu ăn Quả Táo Vàng Trụ sở chỉnh: Số 1/5 ngõ 34A Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội Chi nhánh: Tầng 1- Tòa nhà CT9, Khu đô thị Mễ Trì Sông Đà - Từ Liêm - Hà Nội (đường Trần Văn Lai, đối diện Keangnam) Hotline: 0932.330.567 l Tel: 043.84.89.888 Email: info@goldenapple.com.vn Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamdaynauanquataovang