Tết Trung Thu là một trong những ngày Tết quan trọng nhất với người dân các nước châu Á,. Các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều có những phong tục, những hoạt động rất độc đáo để ăn mừng dịp Tết trọng đại này. Và lẽ dĩ nhiên, việc chuẩn bị những món ăn đặc trưng truyền thống cũng là một phần không thể thiếu .
Nhật Bản
Ngày lễ Trung Thu được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi, có nghĩa là "ngắm trăng". Được bắt đầu từ thời kì Heian, lễ Trung thu đã trở thành ngày lễ quan trọng trong năm của đất nước mặt trời mọc. Cũng như những các quốc gia khác, vào ngày lễ Tsukimi, người Nhật chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn và tinh tế dâng lên trăng để thể hiện lòng thành kính với cái đẹp, với tổ tiên, cùng gia đình bạn bè ăn bánh, uống trà, ngâm thơ, dưới ánh trăng.
Vào ngày lễ này, các gia đình người Nhật sẽ ăn Tsukimi dango - bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa như vầng trăng trên bầu trời. Cách làm Tsukimi tương tự như món bánh trôi nước của Việt Nam, nhưng sẽ được nướng lên cho nóng giòn. Trước khi ăn, người ta rưới thêm chút mật đường ngọt lịm trên bánh. Ngoài bánh nếp, người Nhật còn cho thêm khoai lang, hạt dẻ, hoặc các loại bánh mì như soba, ramen…
Hàn Quốc
Tết Trung Thu ở Hàn Quốc được gọi là Lễ tạ ơn - Chuseok. Chunseok là ngày lễ mà người Hàn Quốc dùng để cảm tạ thiên nhiên đất trời đã cho mùa màng bội thu. Ngoài ra đó cũng là dịp mà con cháu quây quần bên gia đình, bạn bè.
Ngày lễ Chuseok, người dân Hàn Quốc thường được làm các loại bánh như Songpyeon (bánh gạo hình bán nguyệt), Taro guk (canh khoai môn), Hwanyang jeok (rau và thịt xiên), Dakjjim (gà luộc). Hấp dẫn và rực rỡ nhất trong các món ăn chính là chiếc bánh Songpyeon. Bánh gạo thơm mùi hương lá thông, nổi bật với mầu sắc rực rỡ. vô cùng bắt mắt.
Trung Quốc
Ngày Tết Trung Thu cũng là một ngày lễ lớn ở Trung Quốc, vào ngày này người Trung Quốc thường ăn bánh nướng và uống trà để thưởng trăng. Nguồn gốc của bánh Trung thu bắt nguồn từ việc: Tướng Trương Sĩ Thành, người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại quân Nguyên, nhận thấy phong tục tặng bánh cho nhau vào Trung thu của nhân dân bèn làm một loại bánh có nhét một mảnh giấy bé ghi chữ “Bát nguyệt thập ngũ dạ sát Thát tử” (đêm 15 tháng 8 giết giặc Thát Đát – tức quân Nguyên). Dân chúng truyền tay nhau, hẹn nhau cùng giết giặc và giành chiến thắng. Bánh nướng hình tròn có ý nghĩa "đoàn tụ", "đoàn viên" cũng là vì vậy.
Việt Nam
Nguồn gốc Tết trung Thu tại Việt Nam có từ sự tích chú Cuội trông trăng. Ngoài mục đích quây quần sum họp các thành viên trong gia đình, Tết trung thu của Việt Nam còn là là ngày Tết dành riêng cho trẻ em. Vào ngày này trẻ em được người lớn mua quà, đèn lồng, chơi trăng.
Món ăn chính trong lễ Trung thu ở Việt Nam là bánh nướng và bánh dẻo. Ngày nay ngoài những vị truyền thống, hiện này bánh nướng, bánh dẻo được biến tấu rất nhiều nhân thú vị.
Tết trung thu 2015 đang tới rất gần, còn chần chừ gì nữa mà không tự tay làm chiếc bánh Trung thu thơm phức để cùng thưởng ngoạn, ngắm trăng, quây quần bên gia đình, người thân và bạn bè.
học làm bánh trung thu
học nấu ăn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét