Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Cách bảo quản và hạn sử dụng của dầu dừa

Dầu dừa vẫn được biết đến với rất nhiều tác dụng cực kì hiệu quả trong việc làm đẹp. Bởi dầu dừa nguyên chất được chiết xuất từ quả dừa có chứa 3 loại chất chống oxi hóa đó là Vitamin E, Phenol, Phytosterol. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa các axit béo: Axit Lauric, Axit Capric, Axit Caprylic, Axit Caproic có tác dụng diệt khuẩn và tăng cường sức đề kháng. Chính vì thế, dầu dừa ngày càng được nhiều người tìm mua và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, hạn sử dụng của dầu dừa là bao lâu và cách bảo quản dầu dừa như thế nào hẳn không nhiều người biết.
 Thực chất hạn sử dụng của dầu dừa - 1
Dầu dừa vốn được biết đến với rất nhiều tác dụng tuyệt vời.
Dầu dừa có thể để được vài năm chất lượng vẫn tốt
Trong tinh dầu dừa có chứa chất ABctb, và chất ABctb có đặc điểm là kháng vi sinh vật rất mạnh, đặt biệt là khả năng tiêu diệt những vi khuẩn, diệt được nấm … Chính vì vậy bản thân tinh dầu dừa sẽ không bị vi khuẩn tấn công làm hư hỏng hay bị thiu mà không cần bất kì chất bảo quản nào.
 Thực chất hạn sử dụng của dầu dừa - 2
Dầu dừa được để trong chai thủy tinh, cất ở tủ lạnh thì hạn sử dụng lên tới vài năm.
Nếu tinh dầu dừa đúng là tinh dầu nguyên chất, không có chứa tạp chất pha trộn thì bạn có thể dùng được trong vài năm mà không phải lo lắng về chất lượng của nó. Đấy là với cách bảo quản trong chia thủy tinh hoặc chai nhựa, ở nhiệt độ thường không cần tủ lạnh.
Còn nếu bạn để dầu dừa trong chai thủy tinh, cất trong tủ lạnh ở ngăn làm mát, dầu dừa thậm chí có thể giữ được trong hàng chục năm. Ở nhiệt độ dưới 25 độ C, dầu dừa nguyên chất sẽ đông lại thành dạng xốp, tuy nhiên chất lượng vẫn không đổi. Khi cần dùng bạn chỉ cần lấy muỗng xúc một ít tinh dầu dừa để ra ngoài, một vài phúc sau tinh dầu dừa sẽ tan ra, khi đó có thể sử dụng như bình thường.
Tại sao có loại dầu dừa chỉ dùng được thời gian ngắn?
Nếu hạn sử dụng của dầu dừa bạn mua chỉ có vài tháng thì đó không phải là dầu dừa nguyên chất. Trường hợp dầu dừa nguyên chất do bạn mua hoặc chính tay bạn nấu nhưng hạn sử dụng chỉ được vài hôm hoặc vài tuần hoặc cao lắm từ 6 tháng đến một năm thì đó là vì bạn hoặc nhà sàn xuất đun nấu dầu dừa với thời gian chưa đủ ( thời gian đun dầu dừa phải đảm bảo từ 4- 6 tiếng). Do vậy dầu dừa của bạn sở hữu chưa chín, trong đó vẫn còn nước và tạp chất chưa bốc hơi hết vì thế dầu dừa sẽ mau hỏng.
 Thực chất hạn sử dụng của dầu dừa - 3
Dầu dừa nếu được đun chín ở nhiệt độ và thời gian cần thiết thì sẽ thời hạn sử dụng sẽ rất lâu. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Cách khắc phục: Nếu bạn lỡ mua loại dầu dừa có mùi hắc và nghi ngờ về độ chín thì bạn chỉ cần cho dầu dừa lên bếp đun thêm cho sôi từ 15 – 60 phút tùy vào loại dầu dừa, để đảm bảo rằng các loại tạp chất sẽ bốc hơi hoàn toàn. Sau đó để dầu dừa nguội thì hạn sử dụng sẽ lên đến vài năm. Tinh dầu dừa có đặc tính là không biến đổi chất lượng ở nhiệt độ cao và khi bị đun nóng cũng không hề gây ra chất độc hại như các loại tinh dầu khác. Tuy nhiên sau khi đun chín thì dầu dừa sẽ mất dần mùi thơm quyến rũ vốn có của nó.
Học nấu ăn theo nhóm
đặt tiệc tại nhà,
Nhận đặt tiệc sinh nhật

Cách làm dầu dừa




Dưới đây là cẩm nang hướng dẫn bạn chi tiết cách làm dầu dừa thế nào cho đúng ngay tại nhà.

 Cách làm dầu dừa ngay tại nhà, cực dễ mà đảm bảo - 1
Trước tiên, bạn dùng dao tách quả dừa làm đôi rồi dùng thìa nạo sạch cùi dừa.
 Cách làm dầu dừa ngay tại nhà, cực dễ mà đảm bảo - 2
Cho cùi dừa vào máy xay sinh tố cùng với nước lạnh. Bật với tốc độ xay trung bình cho đến khi bột thật nhuyễn và mịn.
 Cách làm dầu dừa ngay tại nhà, cực dễ mà đảm bảo - 3
Đặt một tấm vải mỏng lên miệng lọ, thường là vải màn, khăn xô. Múc 1-2 thìa cùi dừa vừa xay cho vào giữa mảnh vải.
 Cách làm dầu dừa ngay tại nhà, cực dễ mà đảm bảo - 4
Túm các đầu khăn lại và vắt nước vào lọ. Nhồi bóp cơm dừa với đôi bàn tay sạch sẽ, phải nhào trộn nhồi bóp thật mạnh để nước cốt dừa được chiết ra hết.
 Cách làm dầu dừa ngay tại nhà, cực dễ mà đảm bảo - 5
Để nước cốt dừa vừa lọc được ở nơi thoáng khí. Sau vài giờ, dầu được tách ra và có một lớp váng đông lại trên bề mặt. Cho vào tủ lạnh qua đêm để đông cứng lớp váng đó.
 Cách làm dầu dừa ngay tại nhà, cực dễ mà đảm bảo - 6
24 giờ sau, dùng thìa hớt hết lớp váng đi. Sau đó, sử dụng một tấm lưới sạch để phía trên vợt lọc, đổ phần nước trong đã vớt lên để lọc hết váng dừa còn sót.
 Cách làm dầu dừa ngay tại nhà, cực dễ mà đảm bảo - 7
Phần nước còn lại cuối cùng chính là dầu dừa nguyên chất. Cho vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo, tháng mát rồi dùng dần. Có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản được lâu hơn mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng của dầu dừa.
Nhan nau co
học nấu ăn theo yêu cầu
dạy nấu ăn ngon
đặt tiệc buffet

Giản dị ẩm thực quê hương năm tấn


Từ xưa, bánh cáy làng Nguyễn đã nổi tiếng bởi là đặc sản từng dâng lên vua. Vua khen ngon, dân khen ngon khiến bánh cáy nức tiếng truyền xa cho đến tận ngày hôm nay.Bánh cáy làng Nguyễn
Nguyên liệu làm bánh thì nhiều nhưng quy chung, bánh cáy nhất định cần gạo nếp, gấc, quả dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn… Sau một loạt các khâu phức tạp, bánh cáy thành phẩm có hình dạng khá mộc mạc với lớp vừng dày ở ngoài, điểm xuyết trong bột nếp là những màu vàng vàng, cam cam, trắng trắng.
Bánh cáy - đặc sản Thái Bình - ăn vào thấy dẻo thơm quyện nếp, lại có hương gừng ấm, vị ngọt của đường mía, mạch nha, thỉnh thoảng chộn rộn chút bỏng nếp hoa vàng hay mỡ lợn khẩu muối đường giòn trong…
Bánh cáy là thức quà ngon có thể để dành lâu thật lâu. Nhằm buổi chiều chiều cắt bánh cáy thành từng miếng mỏng, pha ấm trà thơm rồi ngồi nhâm nhi cùng bạn hữu, gia đình sẽ cảm nhận hết cái ngon và độc đáo của món quý tiến vua.
 Ẩm thực Thái Bình: Giản dị miền quê lúa - 1
Cốm Thanh Hương
Làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh có loại cốm nổi tiếng khắp xa gần. Khi xưa, người ta làm cốm như kết tinh của công sức lao động con cháu thắp hương tiên tổ. Sau này, cốm Thanh Hương dần nổi tiếng, dân làm để bán cho khách khắp nơi, quảng bá một món đặc sản quê lúa.
Cũng như làng cốm khác, người làm cốm nơi đây chọn nhặt từ lúa nếp không non quá mà cũng không già quá, qua quá trình gặt, tuốt, sàng sẩy, giã… cho ra từng hạt cốm nõn nà, trăm hạt như một. Ngay màu xanh mát của cốm cũng từ thiên nhiên xung quanh. Nước cốt lá nếp, lá lúa, lá gừng hoặc lá cau cho ra màu tươi đẹp mà tuyệt đối an toàn.
 Ẩm thực Thái Bình: Giản dị miền quê lúa - 2
Tuy nhiên, qua thời gian, thay vì hoàn toàn thủ công, nay cốm Thanh Hương phần nhiều do máy móc làm thành. Dù vậy, mùi thơm man mát vẫn ngự trị trong từng gói cốm bọc lá sen. Cốm ăn cùng chuối chín hay cứ thế nhón từng tí nhấm nháp khi chuyện trò lúc nào cũng ngon. Vị bùi bùi hương lúa, dẻo mà không quá dính của nếp non hòa lẫn với mùi sen mát luôn đem lại cảm giác dễ chịu và thanh thản cho người thưởng thức.
Canh cá Quỳnh Côi
Đặc biệt từ cái tên gọi, canh cá Quỳnh Côi - đặc sản Thái Bình - là món ăn không thể không nhắc đến hay nếm thử khi qua “quê hương của chị Hai 5 tấn”. Gọi canh cá nhưng đây lại là món ăn như bún, phở chứ không phải món kèm cơm. Món ăn nhìn tưởng đơn giản mà khá tốn công với nhiều bước đòi hỏi sự khéo léo của đầu bếp.
Cá được làm sạch, lóc xương, thái miếng dày vừa ăn, ướp ngấm gia vị rồi đem nướng chín tới. Tiếp đến, lại chiên cá đã nướng cho đến khi vàng ruộm. Còn phần cá gần vây được băm nhuyễn với hành khô, tiêu, ớt thật kỹ rồi nặn thành viên đem chiên vàng giòn. Đầu, xương sống cá không bỏ đi mà đem ninh làm nước dùng.
 Ẩm thực Thái Bình: Giản dị miền quê lúa - 3
Bát canh cá thay vì sử dụng bún, phở, lại được người Thái Bình chọn riêng cho loại thực phẩm sợi mềm ngọt, mịn, dai – bánh đa, tạo dấu ấn cho canh cá Quỳnh Côi mà không món ăn nào khác có được.
Ngày lạnh qua hàng bán canh cá này thì khó mà lướt đi, khó mà không dừng lại để hít hà vị thơm từ các nguyên liệu đồng quê chế biến kỳ công. Những miếng cá ngon vừa thơm, vừa bùi bùi, khác lạ hay miếng chả cả giòn bông, cay cay cuốn hút cạnh vị nước dùng ngun ngút khói rất hợp với rau thì là, hành lá xắt nhỏ. Giữa những hương vị đặc biệt ấy, bánh đa giản dị làm ấm lòng người quê lẫn khách nơi xa. Rau rút, rau cải cần, rau cúc tần… tùy mùa càng làm đa dạng và thanh vị cho món ăn.
Gỏi nhệch
Nhệch là tên một loại cá có hình dáng tương tự như lươn. Người ta cũng dùng tro để làm sạch nhớt trên mình nó rồi mới làm thành món ăn như kho, nấu canh chua, om... Đặc biệt là gỏi nhệch.
Sau khi sơ chế, cá được cắt lát mỏng, trộn thính. Phần da cũng cắt thành miếng chiên giòn. Còn xương cá được giã nhuyễn, nấu thành thứ nước chấm có tên đặc biệt không kém tên cá - chẻo. Chẻo nấu xong, pha với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, sả băm nhỏ.
 Ẩm thực Thái Bình: Giản dị miền quê lúa - 4
Gỏi nhệch ăn kèm rau chanh, lá sung, rau húng, tía tô. Cứ cầm lá sung gắp miếng gỏi, cho thêm tí da, cuốn lại chặt tay rồi chấm vào chẻo là đủ thấy món ăn dân giã đến độ nào. Vị bùi bùi của lá sung cùng với thịt cá ngon, béo béo da, thơm lừng thính từ gạo rang, quyện đậm đà với chẻo cay cay nồng nồng khiến gỏi nhệch ngày càng được ưa chuộng.
Ổi Bo
Dù giờ đây, để nếm được ổi Bo gốc cũng không đơn giản nhưng loại trái cây này vẫn nức tiếng gần xa.
Ổi Bo - đặc sản Thái Bình - nhỏ thôi, chừng cỡ nắm tay nhưng rốn bé tí lại ngon như bao nhiêu tinh túy của đất đều chắt lọc, giữ riêng cho mình. Có điều đặc biệt là ổi Bo trồng ở Thái Bình mới thơm, giòn và ẩn chứa các tầng vị khác nhau: chát, chua dịu rồi mới đến ngọt mát như vậy. Cùng giống mà đem trồng nơi địa phương khác cũng không thể có đúng vị ổi Bo.
 Ẩm thực Thái Bình: Giản dị miền quê lúa - 5
Tiếc rằng ổi Bo năng suất và hiệu quả kinh tế không cao nên diện tích trồng đã bị thu hẹp đi nhiều, khách muốn tận hưởng vị riêng cũng khó tìm dù đứng ngay trên quê gốc của giống cây đặc sản.
Thịt chuột
Vốn nổi danh là đất lúa cho nên Thái Bình cũng là nơi sản sinh ra số lượng chuột đồng đông đảo. Từ loài gặm nhấm, phá hoại mùa màng này, người dân nơi đây sớm đã tận dụng chúng, biến thành những món ăn đặc sản mà nhiều khách phương xa lỡ có nếm thử một lần cũng bao phần thích thú.
Sau khi bắt được chuột, người ta tiến hành làm sạch lông, mổ lấy ruột, bỏ chân, bỏ đầu rồi đem chế biến. Những con chuột béo tròn được thui trên lửa rơm mỡ chảy xèo xèo. Sau đó phần thân được chặt nhỏ, cho các loại gia vị: mắm, muối (vừa phải), hạt tiêu bắc, riềng, gừng, sả, đem trộn đều rồi cho ít nước vào và đổ vào nồi rồi bắc bếp đun sôi, phải nấu cho thật nhừ. Sau đó múc ra bát để nguội (như nấu thịt lợn đông). Ngoài ra, người ta còn chế biến chuột thành các món ăn khác nhau như canh chuột, chuột nướng, chuột ép lá ré... Hãy cứ thử tưởng tượng, giữa cánh đồng quê lúa mơn man, khí trời thoáng đãng, hữu tình, cùng bạn bè nhâm nhi những món ngon từ thịt chuột thì dễ mấy ai có thể quên.
Học làm bánh, học pha chế, hoc nau an

Những món bánh làm mê mẩn giới trẻ Hà Thành



1. Bánh Red Velvet (Bánh Nhung Đỏ)
Sở dĩ bánh có cái tên Red Velvet vì sắc đỏ như nhung đặc trưng đầy ấn tượng. Món bánh này thường xuất hiện trong các buổi tiệc, tiệc cưới và rất được yêu thích ở Bắc Mỹ... Gần đây, Red Velvet "kiêu kỳ, sang chảnh” đang hạ gục các tín đồ hảo ngọt ở Hà Thành.
Chuyện kể rằng, cách đây rất lâu, có một phụ nữ đã mê mẩn hương vị bánh Red Velvet sau khi thưởng thức nó tại một nhà hàng. Cô đã đề nghị nhà hàng chia sẻ công thức để tự làm tại nhà. Nhà hàng đã gửi cho cô công thức làm bánh nhưng lại bắt cô trả thêm 100 đô la cho việc chia sẻ "bí quyết" này. Quá tức giận, cô đã gửi công thức "miễn phí" đến hàng nghìn người quen biết để trả đũa nhà hàng, từ đó, công thức làm bánh Red Velvet mới được phổ biến khắp thế giới.
Không chỉ quyến rũ người ăn bởi hương vị hoàn hảo của kem tươi và cacao, hòa lẫn vị chua chua, mằn mặn của phô mai, bánh còn có phần cốt gato đỏ rực rỡ, xen lẫn các lớp kem trắng muốt mịn màng. Tại các tiệm bánh ở Hà Nội, giá cho một miếng bánh đỏ rực này là 40.000 đồng/chiếc.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 1
Tại các tiệm bánh ở Hà Nội, giá cho một miếng bánh tuyệt vời này là 40.000 đồng
Trên các diễn đàn online, các bạn trẻ đặc biệt dành nhiều lời khen ngợi cho Red Velvet. Nhiều tín đồ ẩm thực cho biết, chiếc bánh này đang cực hot, do lượng người tìm mua lớn nên tình trạng “cháy hàng” là rất thường xuyên. Red Velvet còn có phiên bản cupcake xinh xắn, mê đắm lòng người.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 2
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 3
Red Velvet còn có phiên bản cupcake xinh xắn, mê đắm lòng người
2. Bánh su kem chiên
Su kem chiên thực chất là một sự sáng tạo từ bánh mì nguyên bản. Bàn tay của người làm bánh đã khéo léo hô biến chiếc bánh mì cũ, khoác lên một lớp bột chiên xù. Ở một số nơi khác, vỏ bánh được phủ một lớp đường thay vì bột chiên xù. Sở dĩ bánh được gọi là chiên vì sau khi trộn bột xong, được cho vào bao bắt bông kem, bóp trực tiếp vào chảo dầu đang nóng trên bếp, bánh sẽ phồng lên, chín vàng đều chứ không nướng trong lò như bánh su kem truyền thống.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 4
Lớp vỏ bên ngoài giòn rụm, bên trong bánh dai ngon, quyện với nhân su kem được kẹp giữa chiếc bánh
Khi thưởng thức miếng đầu tiên, vị béo ngậy của nhân su kem tan chảy vào miệng, rất dễ ăn, mà không hề ngấy. Những tín đồ hảo su kem cho biết: “Bánh su kem chiên khá dài, lại nhiều kem, nên ăn xong không sợ bị đói bụng”.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 5
Để tăng hương vị, thay vì dùng nhân su kem truyền thống, các cửa hàng bánh đã sáng tạo thêm khi cho ra lò nhiều loại nhân su kem khác nhau như hương vị trà xanh, cacao, bạc hà, vani, chocolate…
Một điểm đặc biệt khiến chiếc bánh được yêu thích nữa là giá thành của nó rất rẻ. Ở các tiệm bánh mì thông thường, một chiếc bánh su kem vị vani có giá là 5.000 đồng/cái, trong khi trên các tiệm bánh online, nhân su kem vị trà xanh và chocolate là từ 7.000 đồng - 8.000 đồng một chiếc.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 6
Loại bánh này sẽ ngon và thơm hơn khi được thưởng thức ngay lúc mới chiên xong vì nếu bỏ ra ngoài một lúc, chiếc bánh bị nguội, sẽ mất đi độ giòn của lớp vỏ.
3. Bánh bông lan trứng muối
Thời gian trước, bánh bông lan trứng muối khá nổi tiếng trong giới trẻ Sài Thành. Giờ đây, chiếc bánh này lại một lần nữa "làm mưa làm gió" tại Hà Nội. Bánh có mùi vị trứng muối bùi bùi, mằn mặn, lớp trên bánh được phủ một lớp ruốc bông, xốp ăn rất lạ miệng. Hơn thế, cốt bánh bông lan mềm mịn, ngọt vừa vô cùng hấp dẫn.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 7
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 8
Chiếc bánh thực sự là một sự lựa chọn tuyệt vời trong thời tiết se lạnh này. Bánh có hai loại cỡ là cỡ bánh gato lớn và cỡ của bánh cup cake.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 9
Bánh bông lan trứng muối cuộn
Phần lớn các bạn trẻ yêu thích bánh bông lan trứng muối loại nhỏ cup cake vì bánh vừa ăn mà giá chỉ khoảng 80.000 đồng/hộp cho 6 chiếc bánh bông lan trứng muối.
4. Bánh sầu riêng nhân kem lạnh
Nở rộ từ giữa dịp hè năm nay, nhưng sau vài tháng, bánh sầu riêng nhân kem vẫn chưa hề hết hot. Hương vị sầu riêng độc đáo không lẫn vào đâu được là đặc trưng của loại bánh này.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 10
Quyện một lớp nhân kem tươi mịn màng, thơm mát cùng vị béo, ngậy từ bơ trứng. Tất cả được gói gọn trong vỏ bánh mịn, xốp. Chắc chắn hương vị này sẽ “đốn gục” trái tim của những thực khách khó tính nhất!
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 11
Liệu hương vị này có thể “đốn gục” trái tim của bạn?
Tại nhiều tiệm bánh, để đáp ứng khẩu vị của những thực khách không thích sầu riêng, nhiều vỏ bánh hương vị đa dạng đã được ra đời như nhân kiwi, nhân bơ sữa… và vỏ màu xanh từ lá dứa rất hấp dẫn. Một hộp bánh kem sầu riêng có giá 80.000 đồng cho nhiều miếng.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 12
Một hộp bánh kem sầu riêng có giá 80.000 đồng cho nhiều miếng.
5. Bánh mochi Nhật Bản
Du nhập vào Việt Nam từ khá lâu nhưng chiếc bánh mochi của người Nhật Bản chưa bao giờ thôi hấp dẫn.
Bánh có nguyên liệu chính được làm từ bột gạo, một viên bánh mochi xinh xắn có đủ vị từ trà xanh, khoai môn, cacao… còn phần nhân được làm từ đậu đỏ. Bánh mochi còn được “biến tấu” với phần nhân kem lạnh. Các chị em công sở thường lựa chọn chiếc bánh này làm bữa tráng miệng cho mình bởi nguyên liệu đơn giản, ít béo.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 13
Các chị em công sở thường lựa chọn chiếc bánh này làm bữa tráng miệng cho mình bởi nguyên liệu đơn giản, ít béo.
Thông thường một hộp bánh mochi mua ở siêu thị với 3 viên đủ vị có giá là 30.000 đồng/hộp.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 14
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được cái dai dẻo của lớp vỏ bột gạo, vị beo béo từ đậu đỏ, quyện lẫn với lớp kem mát lạnh, tan đều trong miệng. Không ít người, sau khi ăn xong đã xem đây là món bánh gây “nghiện”.
Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mua mochi bởi trên thị trường hiện có rất nhiều loại: mochi nhập khẩu 100%, mochi Đài Loan, mochi handmade... Vị của mỗi loại có sự khác nhau, thậm chí, ngon - dở chênh lệch rất rõ rệt.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 15
Nhiều bạn trẻ chọn mochi như một món quà để tặng người thân bởi viên bánh được đặt trong vỏ hộp sang trọng. Tất nhiên, giá của những chiếc mochi sang trọng sẽ đắt hơn.
6. Bánh phô mai ông già
Cái tên còn khá mới mẻ trong thế giới bánh ngọt tại Hà Nội. Bánh phô mai ông già có nguồn gốc từ Hàn Quốc. “Mềm như bông, nhẹ như mây” có lẽ là cụm từ đúng nhất để miêu tả cho chiếc bánh này.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 16
Bánh phô mai ông già nhẹ xốp, mềm mịn, thơm ngậy với vị chua đặc trưng của kem phô mai, khi bỏ vào miệng, miếng bánh lập tức tan ngay. Không ít thực khách sau khi nếm hương vị bánh phô mai ông già ở nước ngoài đã bị "nghiện" cái vị beo béo, ngậy ngậy của bánh.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 17
Chiếc bánh này có mặt ở khá nhiều nước như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia… và bây giờ là Việt Nam.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 18
Chiếc bánh được chế biến từ nguyên liệu được tuyển chọn rất kĩ lưỡng từ phô mai kem và trứng.
 6 loại bánh làm giới trẻ Hà Thành mê mẩn - 19
Chiếc bánh là sự kết hợp hoàn hảo ưu điểm của Gato và cheese cake.
Tại Hà Nội, giá một chiếc bánh phô mai ông già vào khoảng 35.000 đồng/chiếc. Trên các trang mạng xã hội, chiếc bánh được rao giá 40.000 đồng - 45.000đồng/chiếc.
Cũng như mochi Nhật, Red Velvet... trên thị trường hiện có nhiều loại bánh phô mai ông già do người không chuyên tự làm, tự nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Vì thế, đã có trường hợp ăn bánh ở Singapore, Nhật Bản cảm thấy hương vị khác với bánh ở Việt Nam, không ngon như bánh chuẩn xịn.
Tags: Dạy nấu ăn, , học pha chế, học làm kem, học làm bánh

 
Iphone 6s plus | iphone 6s cũ
Trung tâm dạy nấu ăn Quả Táo Vàng Trụ sở chỉnh: Số 1/5 ngõ 34A Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội Chi nhánh: Tầng 1- Tòa nhà CT9, Khu đô thị Mễ Trì Sông Đà - Từ Liêm - Hà Nội (đường Trần Văn Lai, đối diện Keangnam) Hotline: 0932.330.567 l Tel: 043.84.89.888 Email: info@goldenapple.com.vn Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamdaynauanquataovang