1. Bánh mì
Không hổ danh là món ăn được các tạp chí ẩm thực nổi tiếng trên thế giới bầu chọn là một trong những món ăn đường phố ngon nhất, bánh mì luôn có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ với người dân địa phương mà với cả du khách đến tham quan Sài thành.
Dạo quanh Sài Gòn, bạn sẽ nhìn thấy có rất nhiều tiệm bánh mì và những
xe bánh mì nhỏ rải dọc khắp các con đường, vì thế, sẽ chẳng bao giờ là
một điều khó khăn khi tìm kiếm một chỗ bán bánh mì ở Sài Gòn cả. Có rất
nhiều loại bánh mì mà bạn có thể chọn, trong đó những loại thường thấy
là bánh mì kẹp thịt heo, thịt nguội, pa-tê, sốt kèm theo rau ngò, dưa
chuột, dưa chua và tương ớt.
Một số gợi ý dành cho du khách khi muốn ăn bánh mì ở Sài Gòn: Bánh mì
Huỳnh Hoa (26 Lê Thị Riêng), bánh mì Hồng Hoa (62 Nguyễn Văn Tráng),…
Đoạn phim ngắn Stop Motion cực dễ thương về bánh mì Việt
2. Hủ tiếu Nam Vang
Việt Nam là xứ sở của các loại món nước như mì, bún, phở… Đặc biệt, có một món nước mà chỉ có ở Sài Gòn mới mang được hương vị như ý của nó, đó là hủ tiếu Nam Vang. Ít ai biết rằng cái tên “Nam Vang” đến từ chữ “Phnom Penh”
của Campuchia, và người Việt đã gọi như vậy từ rất lâu. Món này sẽ ngon
hơn khi ăn hủ tiếu kèm theo ớt, tương đen, rau mùi tây và rau thơm.
Ngoài hủ tiếu Nam Vang, đa phần người dân cũng thích ăn hủ tiếu lề
đường với nhiều kiểu chế biến như hủ tiếu xào, hủ tiếu khô, hủ tiếu
hoành thánh… với giá cực kì bình dân.
3. Bánh canh cua
Khác với các loại món nước khác, bánh canh có vẻ đặc biệt hơn với sợi
dày và dai. Nhiều du khách so sánh bánh canh với mì udon của Nhật Bản.
Tuy nhiên, sự khác biệt rõ nhất ở đây chính là sợi bánh canh được chế
biến từ gạo và tinh bột sắn, trong khi sợi mì udon lại được làm từ bột
lúa mì.
Có rất nhiều loại bánh canh để thưởng thức như bánh canh xương, bánh
canh chả cá,… nhưng đối với du khách và phần đông người dân Sài Gòn,
bánh canh cua vẫn là “số dzách”.
Bạn có thể tham khảo một số địa điểm bán bánh canh cua ở Sài Gòn như:
Bánh canh cua Trần Khắc Chân, bánh canh cua hẻm 18 Nguyễn Thị Minh
Khai,…
4. Bún thịt nướng
Bún thịt nướng được xem là một sự kết hợp tuyệt vời của những hương vị
tương phản nhau nhưng lại rất hòa quyện trong một món. Khác với bún thịt
nướng của miền Trung khi nước dùng là nước gan xay, bún thịt nướng Sài
Gòn sử dụng nước mắm ngọt để chan, ăn kèm với rau sống, rau diếp băm
nhỏ, dưa chua, đậu phụng và có cả tương ớt. Sợi bún nhỏ và dai, thịt heo
nướng mềm và mặn, nước mắm ngọt ngọt chua chua, cộng với chả giò giòn
rụm, tất cả tạo nên một món ăn đẹp mắt và ngon miệng.
5. Bột chiên
Có rất nhiều “phiên bản” của bột chiên ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở Singapore
và Malaysia là bánh cà rốt, ở Thái Lan gọi là kkanom pak gat, và ở Việt
Nam gọi là bột chiên. Tất cả đều có nguồn gốc từ món bánh chai tao kway
của Triều Châu, Trung Quốc.
Bột chiên về cơ bản là bánh gạo chiên. Bánh được cắt thành miếng nhỏ và
chiên giòn. Sau khi nấu chín, người nấu sẽ thêm trứng và hành lá rồi
sau đó mang ra phục vụ. Món ăn này ăn kèm với nướctương và tương ớt
Có rất nhiều nơi bánbột chiên ở Sài Gòn, trong đó, có một quán ăn của đôi vợ chồng già tại góc đường Phùng Khắc Khoan giao với Điện Biên Phủ. Quán đã được sự ủng hộ của rất nhiều bạn trẻ và người dân Sài Gòn, nhất là trong đợt Trung thu năm 2014, vì hoàn cảnh khốn khó và đáng thương của cặp vợ chồng già và đứa cháu nhỏ.
Có rất nhiều nơi bánbột chiên ở Sài Gòn, trong đó, có một quán ăn của đôi vợ chồng già tại góc đường Phùng Khắc Khoan giao với Điện Biên Phủ. Quán đã được sự ủng hộ của rất nhiều bạn trẻ và người dân Sài Gòn, nhất là trong đợt Trung thu năm 2014, vì hoàn cảnh khốn khó và đáng thương của cặp vợ chồng già và đứa cháu nhỏ.
6. Gỏi cuốn & chả giò
Ngoài các món nước, Việt Nam còn nổi tiếng với các món cuốn. Và khi
nhắc đến Sài Gòn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến gỏi cuốn và chả giò
(người miền Bắc hay gọi là nem Sài Gòn) – một trong những món ăn vừa
ngon, vừa bổ lại vừa rẻ của thành phố đông dân nhất Việt Nam này.
Gỏi cuốn là sự kết hợp của bánh tráng cuốn mỏng, ẩm, cuộn với bún gạo,
một lát thịt heo, một con tôm, rau húng quế, rau diếp và lá hẹ. Chả giò
lại là một hương vị hoàn toàn khác và tinh tế hơn gỏi cuốn với sự kết
hợp của miếng, thịt lợn băm nhỏ (đôi khi có thịt cua), nấm hương, trộn
với các loại gia vị và quấn trong bánh tráng, sau đó chiên ngập dầu để
đạt được độ giòn tan “chuẩn không cần chỉnh”.
7. Bánh tráng trộn
Nhiều người nói đùa rằng “Chưa ăn bánh tráng trộn là chưa đến Sài Gòn”.
Quả thật, mặc dù bánh tráng trộn không phải là một món cao lương mỹ vị,
nhưng đối với người dân Sài Gòn, đặc biệt là các bạn trẻ, bánh tráng
trộn không chỉ đơn thuần là một món ăn vặt, mà còn là một món ăn tinh
thần thích hợp trong những cuộc chuyện trò, vui chơi, thư giãn.
Bánh tráng trộn là một sự sáng tạo độc đáo với bánh tráng dát mỏng, cắt
nhỏ, ướp với nước sốt ớt, rau mùi và húng quế, cộng thêm tôm (hoặc
tép), mực khô, gan khô, trứng cút và xoài cắt lát. Bánh tráng trộn được
bán ở khắp các nơi tại Sài Gòn, đặc biệt gần các trường học, khu vui
chơi và chợ.
Địa điểm nổi tiếng của bánh tráng trộn đó là Hồ Con Rùa – một nơi nhộn
nhịp người qua lại và là nơi thư giãn của hầu hết của giới trẻ Sài
thành.
8. Cơm tấm sườn nướng
Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo, vì thế không ngạc nhiên khi gạo
Việt Nam rất ngon, từ đó chế biến ra những món cơm cũng thơm và ngon
không kém.
Một trong những bữa ăn thông thường nhất của người Sài Gòn, và cũng là
một trong những món ăn được cực kì yêu thích ở miền Nam, đó là cơm tấm.
Cơm tấm còn đặc biệt ngon hơn khi ăn với sườn nướng – một miếng thịt heo
nướng mỏng, ăn kèm với mắm ớt, đồ chua, dưa leo và rưới lên một ít mỡ
hành. Cơm tấm sườn nướng có mặt ở hầu khắp các ngóc ngách của Sài Gòn,
và bạn có thể dùng cho cả bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối.
9. Bò kho
Bò kho ở Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung là một món hầm bò, vì
thế thịt bò rất mềm, không nát, nấu kèm với hỗn hợp gia vị đậm đà, cà
rốt, hẹ, các loại rau thơm. Bò kho là một món dễ ăn, ngon hơn khi rắc
một chút tiêu và ngò gai, rau quế cắt nhỏ lên trên, ăn nóng, có thể ăn
kèm với cơm, bún hoặc bánh mì đều thích hợp.
Du khách có thể tìm đến những địa điểm như bò kho Võ Văn Tần, quán Long
Vân, bò kho Bà Chánh, quán Út Nhung,… để thưởng thức những món bò kho
đậm đà và ngon miệng.
10. Ốc
Bên cạnh những
món ăn giàu tinh bột kể trên, một món không-phải-tinh-bột đặc biệt khác
mà du khách khi đến Sài Gòn không thể bỏ qua, đó chính là ốc – một phần
quan trọng trong nét văn hóa ẩm thực của Sài Gòn.
Khi bạn đi đến một quán ốc, có hằng hà sa số các loại ốc khác nhau cho
bạn lựa chọn, ngoài ra cũng có “họ hàng” của ốc như nghêu, sò, tôm và
cua. Bên cạnh sự phong phú về chủng loại ốc, các kiểu chế biến ốc cũng
phong phú không kém. Bạn có thể chọn món ốc được nấu chín như nướng,
xào, rang muối ớt, hấp,… cũng như có thể ăn sống kèm với mù tạt.
Ăn ốc cùng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thưởng thức hương vị
của ốc với một vài cốc bia, đó là cách mà đa số người dân Sài Gòn đều
yêu thích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét